[ Cảm hứng ] Thiết kế logo : 5 lời khuyên từ chuyên gia
Thiết kế logo là một trong những thành phần quan trọng nhất trong tạo nên thương hiệu của một doanh nghiệp, công ty, ... Logo mang một sức mạnh có thể vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, gói gọn triết lí kinh doanh chỉ trong một biểu tượng.
Hầu hết các doanh nghiệp, công ty luôn cố gắng tạo sức hút với khách hàng của họ thông qua một logo độc đáo, mang bản sắc riêng. Hoặc họ sẽ "refresh", đơn giản hóa logo của họ đi để phù hợp hơn với triết lí kinh doanh, đối tượng khách hàng mới, ... như những gì mà Google đã làm đầu năm nay, hay xa hơn là Starbucks, McDonald's, Nike, ...
Nhũng điều gì cần có để có một ý tưởng và biến chúng thành sản phẩm cuối cùng ?
5 lời khuyên từ chuyên gia thiết kế Rodney Abbot sẽ giúp bạn có một cái nhìn mới hơn trong việc tạo ra một sản phẩm thiết kế tốt nhất.
01. Don't fall in love with your first idea - Đừng cố sống chết với những ý tưởng ban đầu.
Những biểu tượng hoàn hảo như thế này thường không xuất hiện ngay từ bản phác thảo đầu tiên.
Một trong những vấn đề phổ biến thường gặp của những nhà thiết kế khi thực hiện kế hoạch, quy trình sáng tạo là việc bám vào những ý tưởng vừa nảy sinh và chỉ xoay quay chúng như một Concept duy nhất. Brainstorm là một bước quan trọng nên làm khi bắt tay vào quy trình thiết kế. Càng đưa ra nhiều ý tưởng cũng như cách thể hiện khác nhau thì nó càng có ích cho bạn. Với một doanh nghiệp đang trải qua một biến đổi lớn thì đó là một tín hiệu tốt để nghĩ về một biểu tượng mới hơn. Nhưng nếu đó chỉ là yêu cầu thiết kế lại, hay làm tươi mới thương hiệu để phù hợp với mục đích kinh doanh hay sản phẩm sắp sửa được tung ra của họ thì bạn nên tập trung vào những mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn tương lai mà họ muốn hướng tới để áp dụng vào trong thiết kế của mình.
02. Know your audience : The Client isn't who you 're designing for - Biết được đối tượng của bạn là ai
Thực tế, "khách hàng" đang giao việc cho bạn không phải là những "khách hàng" thực sự. (Nguyên văn : In fact, your client isn't the client either). Hãy suy nghĩ đến những người sẽ tương tác, sử dụng, tiếp xúc với sản phẩm, với thương hiệu của "khách hàng" mà bạn đang làm việc. Mục đích công việc của bạn là tạo ra một sự an tâm, tin tưởng lên tâm lí những người đã và sắp sửa có ý định dùng sản phẩm. Hay là tạo ra sức hút về những thay đổi tích cực, về sự tươi mới để kéo những khách hàng vì một lí do nào đó đã rời bỏ hay không còn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó nữa quay trở lại.
Sẽ rất tốt nếu những yêu cầu từ Client được tóm gọn trong thiết kế của bạn. Nhưng hãy chú ý, người tiêu dùng (customer) mới là những người quyết định bạn sẽ gắn bó dài lâu với công việc thiết kế hay không, khi mà họ mới là những người trực tiếp "trải nghiệm".
Sẽ rất tốt nếu những yêu cầu từ Client được tóm gọn trong thiết kế của bạn. Nhưng hãy chú ý, người tiêu dùng (customer) mới là những người quyết định bạn sẽ gắn bó dài lâu với công việc thiết kế hay không, khi mà họ mới là những người trực tiếp "trải nghiệm".
03. Always stick to (and educate the client in) the process - Đồng hành với Client trong tiến trình thiết kế
Hiểu biết về doanh nghiệp, công ty bạn đang làm việc cùng là chìa khóa cho một thiết kế thành công
Sự kết nối, tương tác (communication) là chìa khóa để có một thiết kế tốt. Đối với nhiều Client, việc tạo ra một logo mới là một điều rất đặc biệt bởi trong nó chứa đựng tầm nhìn (the thought) và chiến lược (strategy) mà họ đang cố gắng xây dựng. Đừng bắt họ phải hiểu những việc bạn đang làm mà hãy khiến họ như là một phần trong tiếng trình bạn sáng tạo ra sản phẩm cuối cùng. Điều đó không có nghĩa là biến họ trở thành một nhà thiết kế mà nó chỉ giúp họ hiểu sâu hơn. Qua đó cho thấy giá trị và tầm quan trong của một quy trình thiết kế nghiêm ngặt.
Hãy dành thời gian nghiên cứu (research), hiểu rõ văn hóa của công ty, doanh nghiệp mà bạn đang cộng tác. Tìm hiểu sâu hơn nửa để biết thêm về các đối thủ cạnh tranh, vị thế trong thị trường, nhu cầu và sư kì vọng của người tiêu dùng, ...
04. Stay true to the brand - Trước tiên là "làm đúng"
Y tưởng hay là một chuyện, nhưng việc trình bày nó ra sao, nó có phù hợp không lại là một câu chuyện khác. Client luôn muốn một sự an toàn và bảo đảm. Họ sẽ thường có xu hướng muốn sự kế thừa với những gì đã có sẵn. Làm tươi mới hay làm khác đi nhưng vẫn giữ được những gì cơ bản thực sự sẽ là một thách thức dành cho bạn. Hãy suy nghĩ, tìm kiếm những ý nghĩa, cách trình bày mới để không chỉ làm ra một logo tốt nhất mà đó còn là bước đệm giúp sức cho sự phát triển của thương hiệu, của doanh nghiệm, công ty mà bạn đang cộng tác.
05. Keep things simple - Giữ cho mọi thứ đơn giản
Starbucks là một trong nhiều công ty đã đơn giản hóa logo của mình trong những năm gần đây.
Chúng ta đã được thấy những thiết kế lược bỏ đi những chi tiết thừa và không thiết yếu của Starbucks và Google. Thiết kế một logo mới sẽ không bó buộc bạn vào một khuôn khổ định sẵn. Bạn nên chọn cho mình một ý tưởng chủ đạo, đủ mạnh để bật lên ý nghĩa . Thể hiện một cách đơn giản nhất có thể, thay vì cố gắng nhồi nhét quá nhiều thứ và ý nghĩa trong một logo.